Làm thế nào để trồng quýt hồng cho được sản lượng tốt nhất luôn là câu hỏi hàng đầu của nhà nông. Vậy kỹ thuật chăm sóc quýt hồng và nuôi trồng có dễ dàng không? Bao bì HVL xin đưa đến một số bí quyết như sau giúp các hộ nông dân vừa gia tăng được năng suất quýt hồng vừa đảm bảo được chất lượng của từng trái quýt.
1. Vét mương bồi liếp
Vào khoảng tháng 2-3 dương lịch, nhà nông dành thời gian để vét bùn lớp dày khoảng 2cm. Bồi bùn không được lấp toàn bộ gốc cây vì rễ cây quýt cần hấp thu không khí trong quá trình ra hoa. Lưu ý việc bùn cần sạch và không dùng đất dưới sâu sẽ gây ngộ độc cho cây.
2. Trồng thêm cây chắn gió và che mát
Người dân có thể trồng thêm các cây chắn gió xe kẽ hoặc trồng dọc theo mương bằng các cây như cóc, mãng cầu, cây tràm,... Việc trồng thêm cây vừa có tác dụng chắn gió, che mát cho cây vừa có tác dụng ngăn sự di chuyển của sâu bệnh lây lan giữa các cây quýt trong quá trình trồng.
3. Hạn chế cỏ dại
Việc cỏ dại mọc xung quanh sẽ hút mất chất dinh dưỡng của đất khiến cây quýt hồng khi hấp thụ dinh dưỡng từ đất sẽ bị thiếu. Tuy nhiên việc cỏ dại cũng là yếu tố giúp giữ ẩm cho đất trong mùa nắng và chống xói mòn trong mùa mưa. Vì vậy, người dân cần quản lý và để cỏ dại phát triển nhưng trong mức cho phép. Ngoài ra, việc bòi thêm cỏ, rơm rạ quanh gốc (cách gốc khoảng 20cm) vừa hạn chế cỏ dại phát triển gần cây, đồng thời khi rơm rạ phân huỷ thì đây lại là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt nhất cho cây.
4. Hệ thống tưới nước
Việc đều đặn cung cấp nước sẽ giúp cây được bổ sung lượng ẩm cần thiết và phát triển mạnh mẽ hơn. Vào mùa nắng, nhà nông nên tưới nước 2 lần/ngày vào mùa nắng để cây thêm mát mẻ, còn vào mùa mưa cần thoát nước kịp để tránh việc ngập úng cây. Mực nước ổn định cách mặt liếp 60 - 80cm.
5. Xử lý sâu bệnh
Quản lý sâu bệnh lây lai sẽ giữ được chất lượng quýt hồng tốt nhất và không gây lây lan ảnh hưởng đến vụ mùa. Nhà nông cần kiểm tra cẩn thận, tỉa cành đầy đủ. Ngoài ra việc phun thuốc trừ sâu là biện pháp hữu hiệu để giúp cây tránh sau được sâu bệnh, tuy nhiên biện pháp này cần tuân thủ nguyên tắc để không ảnh hưởng đến cây và chất lượng quả khi xuất khẩu.
Hiện nay biên pháp sử dụng túi vải không dệt để bảo vệ quả đang được áp dụng nhiều. Người nông vừa có thể mua được số lượng lớn với giá rẻ vừa tái sử dụng cho nhiều vụ mùa. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng túi vải không dệt bảo vệ quýt hồng:
- Nên bao trái sau khoảng 30 - 40 ngày sau đậu trái.
- Trước khi bọc trái cần loại bỏ các quả bị bệnh, các quả biến dạng, quả dập để không ảnh hưởng đến những quả quýt có chất lượng tốt còn lại.
- Tỉa mỏng quả để đảm bảo được kích thước của mỗi quả, các cành tăm và dé hoa cũng cần được cắt tỉa gọn gàng những cành không đậu quả.
- Phun thuốc trừ sâu bệnh 1 lượt để diệt hết trứng sâu và nấm bệnh còn sót lại trên mặt trái trước khi bọc.
- Bọc trái từ dưới lên, sau khi chùmg trái cần thắt dây sát vào cuống để tránh sâu bệnh chui vào túi làm hỏng chất lượng.
- Loại bỏ túi khoảng 30 ngày trước khi thu hoạch để cây được tiếp xúc với không khí tự nhiên, tạo màu sắc và chất lượng, hương vị tốt hơn. Thời điểm tháo túi vào những ngày nhiều mây, thời tiết mát mẻ để quả không bị sốc nhiệt, thời điểm từ 10h sáng đến 16h chiều.
Những câu hỏi thường gặp:
HVL là đơn vị cung câp túi bọc trái cây toàn quốc. Với hơn 1000 đối tác lớn nhỏ trải khắp toàn quốc, doanh nghiệp đảm bảo cung cấp tới khách hàng những sản phẩm chất lượng cao.
Mẫu 100 túi bọc trái cây : mua ngay tại đây
Túi bọc trái cây đang được ưa chuộng nhất hiện nay : tham khảo tại đây
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.